Tag Archives: sàn tmđt

Facebook: Việt Nam sẽ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực

Khảo sát của Facebook đánh giá Việt Nam là quê hương của chuyển đổi số và dự báo thị trường này dẫn đầu khu vực về tăng trưởng thương mại điện tử.

Facebook và Bain & Company vừa công bố những nghiên cứu về công cuộc chuyển đổi số đang bùng nổ ở khu vực Đông Nam Á. Báo cáo nhận xét Việt Nam như là quê hương của chuyển đổi kỹ thuật số, đang ở tuyến đầu thúc đẩy sự thay đổi và nắm bắt những cơ hội để phát triển dựa trên nền tảng số hóa sau đại dịch.

Facebook: Việt Nam sẽ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực

Bên trong kho hàng một sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng)

Nghiên cứu khảo sát khoảng 16.700 người tiêu dùng kỹ thuật số và hơn 20 nhân sự cấp cao tại 6 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 3.579 người tham gia khảo sát đến từ Việt Nam.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, khoảng 70 triệu người Đông Nam Á trên 15 tuổi đã trở thành người tiêu dùng số. Ước tính đến hết năm 2021, số lượng người tiêu dùng số của khu vực sẽ đạt con số 350 triệu. Riêng tại Việt Nam, cứ 7 trong số 10 người tiêu dùng đều được tiếp cận kỹ thuật số và sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số trên cả nước vào cuối năm 2021.

Tốc độ tăng trưởng người tiêu dùng số thúc đẩy mức tăng chi tiêu của khu vực lên tới 80%/năm và dự kiến tổng giá trị mua sắm trực tuyến sẽ tăng gấp đôi tính đến năm 2026. Trong đó, Việt Nam được kỳ vọng là thị trường có tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử (eCommerce GMV) ước đạt con số 56 tỷ USD vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính của năm 2021.

Số danh mục hàng hóa mà người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến đã tăng 50%. Số gian hàng online được mua cũng tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020.

Tại Việt Nam, mức mua sắm online cho từng nhóm hàng cũng tăng gần gấp đôi. Riêng nhóm hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp đạt hiệu quả thâm nhập thị trường trực tuyến gấp 3 lần.

Khảo sát cho thấy cách người tiêu dùng Việt mua sắm có thay đổi lớn. Họ bắt đầu xem trọng các kênh trực tuyến trong từng chặng của hành trình mua sắm so với các kênh trực tiếp.

Chẳng hạn, mạng xã hội tiếp tục là kênh số 1 cho quá trình khám phá sản phẩm, dịch vụ. Khảo sát cho thấy, 14% lựa chọn bảng tin trên mạng xã hội và 22% lựa chọn video trên mạng xã hội là kênh hàng đầu để tìm hiểu thông tin.

Đến giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng Việt có xu hướng tìm kiếm các nội dung đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội và các nền tảng thương mại điện tử, với tỷ lệ phản hồi lựa chọn mỗi kênh đều đạt 26%.

Khi phải đưa ra quyết định mua hàng, các sàn thương mại điện tử và nền tảng mua sắm trên mạng xã hội là những kênh chủ chốt, với thị phần chi tiêu tương ứng đạt 33% và 19%.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, lần đầu tiên việc thanh toán sử dụng tiền mặt có nguy cơ bị soán ngôi với sự sụt giảm đáng kể từ 60% 2020 chỉ còn 42% năm 2021. Sức hút từ các hình thức hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh qua mức tăng sử dụng ví điện tử lên đến 82% và tăng chuyển khoản ngân hàng lên tới 18%.

Số nền tảng trực tuyến mà người tiêu dùng trực tuyến ở Đông Nam Á ghé thăm và thực hiện mua sắm đã tăng từ con số trung bình 5,2 trong năm ngoái lên 7,9 trong năm nay. Tại Việt Nam, 49% người tiêu dùng đã chuyển đổi lựa chọn trang thương mại điện tử trong vòng 3 tháng qua.

Sau đại dịch, người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ duy trì tới 72% thời gian của họ cho các hoạt động thường xuyên tại nhà thay vì ra ngoài. Việc ăn uống và mua sắm online tại nhà sẽ được duy trì đều đặn, chiếm tương ứng 84% và 78% thời gian của người tiêu dùng.

Theo https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/chuyen-doi-so/facebook-viet-nam-se-tang-truong-thuong-mai-dien-tu-nhanh-nhat-khu-vuc-396696.html

Rinh deal xịn hưởng ứng ngày hội mua sắm 11/11

Sàn thương mại điện tử Shop Thương gia & Thị trường đã chính thức khởi động chuỗi Lễ hội mua sắm cuối năm 2021 với nhiều hoạt động đặc sắc, mở màn là Lễ hội mua sắm 11.11 – 1 ngày sale khủng diễn ra vào ngày 11/11.

Để việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn, Shop Thương gia & Thị trường phủ sóng hàng nghìn deal xịn, giá giảm sốc, hứa hẹn mang đến nhiều niềm vui bất ngờ cho khách hàng. Đây là dịp để người dùng Việt an tâm mua sắm những sản phẩm chất lượng tốt với giá thành ưu đãi nhất để đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc sống, đồng thời tìm thấy nhiều niềm vui thông qua các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí đầy thú vị cùng Shop Thương gia & Thị trường. Shop Thương gia & Thị trường còn cho biết, trong Lễ hội mua sắm 11.11, khách hàng sẽ được hưởng hàng loạt ưu đãi và miễn phí giao hàng.

Với sự kiện 11/11 trên Shop Thương gia & Thị trường lần này, sàn chia làm 3 giai đoạn khác nhau. Cụ thể:

  • Từ ngày 01 đến 10/11: giai đoạn chuẩn bị cho siêu sale 11.11. Giai đoạn này bạn sẽ tìm hiểu những sản phẩm mà bạn yêu thích, để sẵn vào giỏ để sẵn sàng mua sắm trong ngày 11.11. Đồng thời, dịp này sàn cũng tung ra rất nhiều deal hot, nên khách hàng có thể mua sắm từ đây.
  • Ngày 11/11: Ngày bùng nổ siêu khuyến mãi chỉ trong 24H. Cơ hội săn sale giảm đến 90% duy nhất trong 1 ngày.
  • Từ ngày 12 đến 15/11: Những ngày khuyến mãi nhẹ sau siêu sale để những bạn bỏ lỡ siêu sale vẫn mua được các sản phẩm ưu đãi tuy không bằng 11.11 nhưng giá tốt vẫn hơn không có.

Được biết, ngày 11/11 là Ngày lễ độc thân, một ngày lễ tự phát của giới trẻ Trung Quốc và sau đó được rất nhiều nước lựa chọn là ngày hội mua sắm. 11/11 Single Day có thể coi là sự kiện khuyến mãi lớn nhất trong năm. Theo dự tính sự kiện này có ưu đãi còn khủng hơn những Black Friday và Cyber Monday hàng năm ở Mỹ. Vì thế, nếu tranh thủ đặt mua những sản phẩm trong dịp này bạn sẽ sở hữu được những món hàng giá hời đấy!

Shop Thương gia & Thị trường – Sự lựa chọn của hàng triệu tín đồ mua sắm hiện nay bởi trải nghiệm mua sắm online dễ dàng, nhanh chóng, an toàn với chi phí siêu tiết kiệm. Nhân dịp ngày hội siêu sale 11.11, Shop Thương gia & Thị trường sẽ dành tặng các tín đồ mua sắm hàng ngàn hot deal chất lừ và ưu đãi cực khủng. Cùng trải nghiệm nhé!

SÀN TMĐT SHOP THƯƠNG GIA & THỊ TRƯỜNG

Website: https://thuonggiathitruong.shop/

Fanpage: https://www.facebook.com/thuonggiathitruong.shop 

Hotline: 1900-636-001

Kỹ năng lên sàn

Thời gian gần đây, nhiều sở, ngành, hiệp hội… tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) về chuyển đổi số, trong đó có nội dung được nhiều doanh nhân quan tâm là đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Việc đưa sản phẩm lên sàn để quảng bá, tiêu thụ không còn là chuyện mới, bởi cùng với kênh phân phối truyền thống thì TMĐT đang từng bước trở thành một kênh phân phối chính, hiện đại và hiệu quả, giúp người dân, HTX, DN từng bước chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tiếp cận phương thức kinh doanh mới và nhanh chóng hòa vào dòng chảy chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của DN trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để đưa được sản phẩm lên sàn TMĐT không hề đơn giản, bởi nhận thức của chủ DN về phương thức kinh doanh qua TMĐT còn hạn chế; thiếu cán bộ hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing…

Đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên sàn là việc DN có thể làm nhưng để sản phẩm đến tay người dùng thì DN cần được huấn luyện và đào tạo bài bản về kỹ năng, cách thức quảng bá trực tuyến, xây dựng hình ảnh sản phẩm cũng như thương hiệu của DN. Bên cạnh đó là cách chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán hàng, hình thức cam kết, quản lý chất lượng sản phẩm…

Thực tế tại Bắc Giang, nhiều đơn vị, DN được hỗ trợ hoặc chủ động đưa sản phẩm lên sàn TMĐT nhưng cách làm còn thiếu bài bản. Đơn cử, một trong nhưng sàn TMĐT hoạt động khá hiệu quả của huyện X.

Mặc dù khai trương gần một năm, được nhiều khách hàng quan tâm song hình thức giao diện ít được làm mới; thông tin, hình ảnh về sản phẩm đưa lên sàn không được bổ sung dễ nhàm chán; khi khách hàng quan tâm giao dịch qua sàn này, nhiều DN, HTX còn lúng túng trong khâu giao hàng, hoàn tất đơn hàng và thanh toán điện tử. Đại diện một DN phản ánh, thực tế đơn vị mới chỉ đưa sản phẩm và địa chỉ của DN lên sàn, chưa có bộ phận biên tập chuyên nghiệp và làm marketing để tối ưu hóa hoạt động của website giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm.

Quá trình tiếp cận TMĐT, nhiều DN, HTX còn băn khoăn, đề nghị cần hỗ trợ về cách thiết kế gian hàng, sử dụng hình ảnh chất lượng, hấp dẫn để hút khách hàng; dùng từ khóa quảng cáo phù hợp nhất với sản phẩm để tối ưu lượng truy cập vào gian hàng, cách đưa sản phẩm hoặc gian hàng lên vị trí tốp đầu trang tìm kiếm; cách báo giá FOB (giá tại cửa khẩu bên nước của người bán)…

Nhiều chuyên gia về TMĐT cho rằng, kỹ năng để DN, HTX thành công trong việc đưa hàng hóa, sản phẩm của mình lên sàn không phải một sớm một chiều mà cần một quá trình. Trong đó có các kỹ năng sâu về phát triển phần mềm công nghệ thông tin, quảng cáo, tìm kiếm, kiểm tra và phân tích dữ liệu, tiếp thị và tự động hóa…

Theo http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/370454/ky-nang-len-san.html

Đại dịch COVID-19: Cú huých thúc đẩy thanh toán điện tử bùng nổ

Là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi trong khu vực, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ. Cam kết đầy tham vọng, xuyên suốt bộ máy nhà nước của Chính phủ hướng tới mục tiêu 80% dân số sẽ có tài khoản thanh toán điện tử đã đặt nền móng vững chắc cho một xã hội kỹ thuật số của tương lai.

Đại dịch COVID-19: Cú huých thúc đẩy thanh toán điện tử bùng nổ (Ảnh minh họa)

Đến năm 2030, khối lượng giao dịch không tiền mặt trên đầu người dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi đến gấp ba mức hiện tại, với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất. 6 xu hướng vĩ mô đó là Tài chính toàn diện và niềm tin, Tiền kỹ thuật số, Ví điện tử, Hệ thống thanh toán, Thanh toán xuyên biên giới và Tội phạm tài chính.

Thanh toán không tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến, và ngành thanh toán đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy tài chính toàn diện của quốc gia. Đến năm 2030, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được dự báo sẽ dẫn đầu về mức tăng trưởng khối lượng giao dịch không tiền mặt tính trên đầu người. Là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi trong khu vực, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ. Cam kết đầy tham vọng, xuyên suốt bộ máy nhà nước của Chính phủ hướng tới mục tiêu 80% dân số sẽ có tài khoản thanh toán điện tử đã đặt nền móng vững chắc cho một xã hội kỹ thuật số của tương lai.

Bà Đinh Hồng Hạnh, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Công ty Tư vấn PwC Việt Nam cho biết “Thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến từ trước COVID-19. Đại dịch đã tạo ra cú huých thúc đẩy thanh toán điện tử bùng nổ, nhanh hơn 3-5 năm về tốc độ áp dụng.

Đây chính là cơ hội mới cho toàn bộ hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số, bao gồm các ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính (fintech). Tuy nhiên, vẫn sẽ có nhiều rủi ro tiềm ẩn cho các doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng với thời đại.”

Toàn bộ cơ sở hạ tầng lĩnh vực thanh toán đang chuyển mình và các mô hình kinh doanh mới đang dần xuất hiện trên thị trường. Báo cáo mới nhất của PwC Việt Nam: “Cách mạng Thanh toán: Định hướng 2025 và tầm nhìn tương lai” đã chỉ ra 6 xu hướng vĩ mô định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam. Những xu hướng vĩ mô này được thúc đẩy bởi sở thích của người tiêu dùng, công nghệ, luật định và các hoạt động M&A.

Tài chính toàn diện và niềm tin

Tại Việt Nam, tài chính toàn diện sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi các thiết bị di động và khả năng tiếp cận các cơ chế thanh toán thuận tiện, giá cả phải chăng. Nhiều ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Việt Nam đã và đang mở rộng các sản phẩm và khả năng đáp ứng người tiêu dùng của họ thông qua hợp tác chiến lược để đảm bảo mở rộng phạm vi tiếp cận tài chính ở chi phí thấp.

Tiền kỹ thuật số

Xu hướng hiện nay đang nghiêng về tiền kỹ thuật số do người dùng mong đợi Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) sẽ giảm chi phí giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán xuyên biên giới. Ở Đông Nam Á, cuộc đua tiến hành thí điểm CBDC và quá trình xây dựng các quy định cần thiết sẽ ngày càng gia tăng.

Ví điện tử

Thị trường cạnh tranh khốc liệt có thể thúc đẩy các nhà cung cấp ví điện tử sáp nhập thành một vài siêu ứng dụng (super app) hàng đầu trong khu vực và địa phương nhằm thống lĩnh thị trường. Nhiều siêu ứng dụng và nhà cung cấp dịch vụ thuộc các nhóm ngành kinh tế khác (như thương mại điện tử, bán lẻ và dịch vụ tài chính) sẽ bắt tay hợp tác hơn.

Hệ thống thanh toán

Giải pháp mã QR và phương thức thanh toán “Mua trước, Trả sau” (Buy now, Pay later) dự kiến sẽ trở nên phổ biến khi người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi đang dần chuyển dịch từ thanh toán thẻ sang thanh toán qua ví điện tử và thanh toán bằng tài khoản.

Thanh toán xuyên biên giới

Khi khu vực Đông Nam Á tăng tốc quá trình hội nhập kinh tế, chúng tôi dự báo sự ra đời của các chính sách và quy định chặt chẽ liên quan đến thanh toán xuyên biên giới. Các giải pháp phi ngân hàng dựa trên tiền mã hóa và ví điện tử sẽ là xu hướng cho tương lai tại khu vực.

Tội phạm tài chính

Rủi ro về bảo mật, tuân thủ và quyền riêng tư dữ liệu là những mối lo ngại hàng đầu đối với các ngân hàng, công ty fintech và các nhà quản lý tài sản trong quá trình thực thi một chiến lược công nghệ tích hợp xuyên suốt doanh nghiệp. Chính vì thế, một phương pháp tiếp cận thống nhất nhằm chống tội phạm tài chính là rất quan trọng.

“Một thế giới thanh toán không dùng tiền mặt đang cận kề trước mắt. Lĩnh vực thanh toán hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế số và thúc đẩy tiến trình đổi mới, đồng thời giữ vững vai trò là “xương sống” của nền kinh tế. Để bắt kịp với thời đại, doanh nghiệp cần chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng và tham gia xây dựng một xã hội thịnh vượng hơn với các hoạt động phát triển tài chính toàn diện.” bà Hạnh cũng cho biết thêm.

(Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Theo https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/dai-dich-covid-19-cu-huych-thuc-day-thanh-toan-dien-tu-bung-no-595089.html

Ngăn chặn hàng giả ngay từ sàn thương mại điện tử

Người tiêu dùng (NTD) khi giao dịch mua sắm hàng hóa, sản phẩm được giới thiệu trên website thương mại điện tử (TMĐT) sẽ được cung cấp các thông tin chi tiết về hàng hóa, sản phẩm, giúp hạn chế tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ do người bán đăng tải.

Ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP (Nghị định 85) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về hoạt động TMĐT. Bên cạnh nhiều quy định mới về quản lý hoạt động TMĐT nói chung, Nghị định đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi NTD khi mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua TMĐT.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định 85 là tăng cường quyền lợi NTD khi mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua TMĐT.

Cụ thể, chủ thể của hoạt động TMĐT theo Nghị định 85 gồm các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động TMĐT. Như vậy, thương nhân, cung cấp dịch vụ logistics nói chung và vận chuyển hàng hóa giao dịch qua sàn TMĐT nói riêng chính thức được công nhận là chủ thể của hoạt động TMĐT. Cùng với đó, trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ logistics trong quá trình giao dịch qua sàn TMĐT cũng được đề cập đến tại khoản 14 Điều 1 Nghị định này.

Về trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán, theo quy định mới, thông tin về hàng hoá, dịch vụ đối với website TMĐT bán hàng phải được người bán cung cấp chi tiết. Cụ thể, đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Đồng thời, thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: Năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.

Nghị định 85 giúp tăng cường quyền lợi NTD khi mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua TMĐT

Bên cạnh đó,người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

Như vậy, NTD khi tiến hành các giao dịch mua sắm hàng hóa, sản phẩm được giới thiệu trên website TMĐT sẽ được cung cấp các thông tin chi tiết về hàng hóa, sản phẩm, giúp hạn chế tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ do người bán đăng tải.

Về việc xác định trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin tới NTD trong hoạt động TMĐT Nghị định 85 cũng nêu chi tiết: Tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ TMĐT sẽ phải chịu trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho NTD theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.

Về quy định liên quan đến thông tin về điều kiện giao dịch chung, từ ngày 1/1/2022, chính sách kiểm hàng sẽ được coi là một trong những điều kiện giao dịch chung bắt buộc mà thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố trên website TMĐT. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp NTD hiểu rõ về chính sách kiểm hàng của từng doanh nghiệp để đưa ra quyết định lựa chọn tiến hành giao dịch.

Bên cạnh đó, với các website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng. “Quy định này sẽ khiến các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ TMĐT phải gia cố thêm tính năng để đảm bảo NTD có thể dễ dàng tiếp cận, xem xét và đưa ra quan điểm cá nhân trước khi tiến hành các bước tiếp theo trong giao dịch mua sắm trực tuyến” – đại điện Cục Cạnh tranh và bảo vệ NTD cho hay.

Liên quan đến trách nhiệm giải quyết khiếu nại của NTD, Nghị định 85 đã bổ sung thêm quy định mới: Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh đó, đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch TMĐT giải quyết các khiếu nại của NTD liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch TMĐT tử theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hay, sàn TMĐT sẽ là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của NTD trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch TMĐT có nhiều hơn 02 bên tham gia. Như vậy, quy định mới sẽ ràng buộc trách nhiệm lớn hơn của các sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến trong công tác giải quyết khiếu nại của NTD. Theo Cục cạnh tranh và bảo vệ NTD, với quy định mới này, NTD sẽ “an tâm” hơn khi tiến hành giao dịch các giao dịch trên sàn TMĐT có nhiều hơn 2 bên tham gia hay khi các giao dịch đó là với người bán nước ngoài.

MUA HÀNG CHÍNH HÃNG TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU LỚN VỚI SHOP THƯƠNG GIA & THỊ TRƯỜNG

Mua hàng trên Shop Thương gia & Thị trường luôn là một trải nghiệm ấn tượng. Bên cạnh đó, Shop Thương gia & Thị trường cũng có sự tham gia của các thương hiệu hàng đầu thế giới ở đa dạng nhiều lĩnh vực khác nhau. Các thương hiệu này hiện cũng đã có cửa hàng chính thức trên sàn với hàng trăm mặt hàng chính hãng, được cập nhập liên tục. Là một kênh bán hàng uy tín, Shop Thương gia & Thị trường luôn cam kết mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm online giá rẻ, an toàn và tin cậy.

Mọi thông tin về người bán và người mua đều được bảo mật tuyệt đối. Các hoạt động giao dịch thanh toán tại Shop Thương gia & Thị trường luôn được đảm bảo diễn ra nhanh chóng, an toàn. Một vấn đề nữa khiến cho các khách hàng luôn quan tâm đó chính là mua hàng trên Shop Thương gia & Thị trường có đảm bảo không. Shop Thương gia & Thị trường luôn cam kết mọi sản phẩm trên Shop Thương gia & Thị trường đều là những sản phẩm chính hãng, đầy đủ tem nhãn, bảo hành từ nhà bán hàng.

Theo https://congthuong.vn/ngan-chan-hang-gia-ngay-tu-san-thuong-mai-dien-tu-165995.html

preloader