Khó xác định giá đất theo thị trường

Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, hiện có hơn 50% dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do khó xác định phương pháp định giá đất theo giá thị trường.

Khó xác định giá đất theo thị trường - Ảnh 1.Luật đất đai từ năm 1993 đến nay đã được các cơ quan liên quan kiên trì giải bài toán “định giá đất theo giá thị trường”, nhưng vẫn khó xác định chính xác giá đất – Ảnh: TTXVN

Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết năm 2022, các dự án bất động sản mới được cấp phép giảm mạnh so với năm 2021, khiến nguồn cung bất động sản tiếp tục hạn chế trong năm 2023, nguồn cung chủ yếu hiện nay đang giao dịch trên thị trường là hàng tồn kho của các dự án đã mở bán trước.

Quý 1-2023, nguồn cung về nhà ở thương mại trong cả nước vẫn có xu hướng giảm so với quý 4-2022.

Khó khăn

Nguyên nhân sụt giảm nguồn cung là do nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc, triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất khó xác định đâu là giá “thị trường” (chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án), cộng với những khó khăn liên quan đến pháp luật về quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đất đai…

Riêng những khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng, nhưng chủ đầu tư muốn được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính.

Thủ tục này kéo dài tới 1 – 2 năm, khiến không ít doanh nghiệp e ngại làm nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội với tỉ lệ 20%, dẫn đến việc hầu hết các địa phương không bố trí các quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội độc lập; đồng thời dẫn đến việc bố trí quỹ đất không phù hợp với chương trình phát triển nhà ở của các địa phương, cũng như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị…

Thực tế này cũng ảnh hưởng đến nguồn cung nhà ở tại các địa phương hiện nay.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chuẩn bị lấy ý kiến toàn dân tại kỳ họp Quốc hội sắp tới, Chính phủ tiếp tục quy định bảng giá đất được ban hành hằng năm để đảm bảo giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Dự thảo đã bổ sung quy định về chuyển tiếp thực hiện theo hướng tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết 31-12-2025, các địa phương có thời gian từ khi luật có hiệu lực thi hành đến ngày 31-12-2025, đủ thời gian để xây dựng, ban hành bảng giá đất mới theo yêu cầu của luật.

Theo TS Nguyễn Hữu Dũng – Trường đại học Kinh tế quốc dân, cần phải làm rõ thế nào là “giá phổ biến trên thị trường”. Thực tế cho thấy, nhiều giao dịch trên thị trường nhà đất dễ bị “thổi giá” khi bán hoặc làm thấp giá khi trả thuế thu nhập. Vì thế, giá giao dịch ghi nhận tại bộ phận một cửa tại các địa phương không phản ánh chính xác giá thị trường.

Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhìn nhận, khái niệm giá thị trường phải được hiểu đúng, tức không phải là một giá cố định, mà là giá phụ thuộc thời điểm chốt, thậm chí một mảnh đất lúc này giá này, nhưng lúc khác lại giá khác.

Bên cạnh đó, giá tạo thanh khoản là giá thực tế, còn giá tham chiếu chỉ có tính chất tham khảo. Đền bù đất theo giá thị trường nhưng ở mỗi thời điểm lại có giá khác nhau, nếu cứ lấy giá tham chiếu của mảnh đất bên cạnh hoặc mảnh tương đương, nhưng không tính đến thời điểm là không đúng, mà phải cùng thời điểm, cùng địa thế mới tạo giá thị trường…

Định giá đất khi sửa đổi Luật Đất đai

Tại phiên thảo luận dự án Luật Đất đai (sửa đổi) mới đây của Quốc hội, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết Luật Đất đai từ năm 1993 đến nay đã được các cơ quan liên quan kiên trì giải bài toán “định giá đất theo giá thị trường”, nhưng vẫn khó xác định chính xác giá đất.

Nguyên nhân do thông số đầu vào không chính xác. Vì vậy, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này xác định không tuyệt đối, nhưng bảo đảm cơ sở khoa học, thu thập giá đúng.

Để làm được điều này, người dân cần giao dịch đất đai trên sàn, có đăng ký với văn phòng đất đai với giá đúng. Trên cơ sở thu thập đầu vào đúng từ sàn giao dịch, văn phòng đăng ký đất đai, các cơ quan liên quan xây dựng dữ liệu, phương pháp tính đúng, từ đó tính toán và đưa ra giá trị chuẩn.

Quốc hội đang tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, trong đó đưa ra nhiều điểm mới về việc xác định bảng giá đất, chế độ sở hữu đất đai, trách nhiệm quản lý đất đai.

Đối với việc xác định bảng giá đất, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định việc xác định giá đất phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường.

Giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường được xác định bằng bình quân của các mức giá giao dịch thực tế của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng trên thị trường xuất hiện với tần suất nhiều nhất, thông qua thống kê tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định, không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, giao dịch có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi khác.

Ngoài ra, việc xác định giá đất còn phải đảm bảo các nguyên tắc theo mục đích sử dụng đất định giá; theo thời hạn sử dụng đất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất; tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất theo quy định của pháp luật; bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan của kết quả định giá đất giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định và cơ quan quyết định.

So với Luật Đất đai 2013, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi bổ sung thêm một số trường hợp sử dụng bảng giá đất gồm tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm; tính thuế sử dụng đất, thuế đối với các dự án chậm tiến độ hoặc không đưa đất vào sử dụng; tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

Tính tiền sử dụng đất tăng thêm đối với những trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng, không đưa đất vào sử dụng; tính giá khởi điểm đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất; làm căn cứ để tính giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, xây dựng công trình trên không.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cũng sẽ bỏ khung giá đất. Vì thực tế trước đây, căn cứ theo khung giá đất, UBND cấp tỉnh, thành phố xây dựng và trình HĐND cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành.

Tuy nhiên rà soát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quá trình thực hiện đến nay cho thấy, khung giá đất không theo kịp biến động giá đất trong thực tế, chưa điều chỉnh kịp thời, biên độ quá rộng. Vì vậy, theo đề xuất của các địa phương, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã bỏ quy định về khung giá đất.

Xuất hiện giấy chứng nhận xuất khẩu nông sản Trung Quốc ”giả mạo”

Văn phòng SPS (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Việt Nam đưa ra cảnh báo và cho biết chưa nhận được thông báo về biểu mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

Trước đó, trưa ngày 5/5/2023, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh “Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc – Certificate of GACC Registration” kèm mã QR có link đến địa chỉ: www.aqsiq.net có nội dung chứng nhận mã số đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc.

Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc - Certificate of GACC RegistrationVăn phòng SPS cảnh báo mẫu giấy chứng nhận lan truyền trên mạng xã hội là giả mạo.

Căn cứ Quy định 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và Công hàm số 353 ngày 27/9/2021 của GACC, để kịp thời minh bạch thông tin quy định Thành viên WTO, Văn phòng SPS Việt Nam khẳng định: “Đến ngày 05/5/2023, Văn phòng SPS Việt Nam chưa nhận được thông báo của GACC về biểu mẫu “Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc – Certificate of GACC Registration” kèm mã QR có link đến địa chỉ www.aqsiq.net”.

Về kết quả đăng ký doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc thực hiện theo Quy định 248, sau khi được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt sẽ công bố chính thức.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản nước ngoài xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc đăng ký trên hệ thống https://app.singlewindow.cn/ (bao gồm đăng ký trực tiếp hoặc thông qua giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền), kết quả đăng ký được công bố tại website: https://ciferquery.singlewindow.cn/ và văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với mã số được cơ quan có thẩm quyền giới thiệu.

Với doanh nghiệp đăng ký các sản phẩm thuộc thẩm quyền phê duyệt của Vụ kiểm dịch động thực vật, GACC, kết quả đăng ký được công bố tại website: http://dzs.customs.gov.cn/ và văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp thương mại, kết quả đăng ký được công bố tại website: http://ire.customs.gov.cn/.

Các đơn vị có nhu cầu thông tin chi tiết về chỉ dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc liên hệ Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giá thịt heo hôm nay 8/5: Dao động từ 57.000 đồng – 152.000 đồng/kg

Bảng giá thịt heo hôm nay 8/5 cho thấy các loại thịt heo đang dao động ở mức 57.000 đồng/kg đến 152.000 đồng/kg.

Giá thịt heo Meat Deli hôm nay

giá thịt heo, bảng giá thịt heo, giá thịt heo meat deli, bảng giá thịt heo hôm nay

Tên sản phẩm Đơn vị Giá cuối tuần trước Giá hôm nay Thay đổi
Nạc vai heo đồng/kg 109.520 109.520 0
Nạc dăm heo đồng/kg 131.920 131.920 0
Thịt đùi heo đồng/kg 101.520 101.520 0
Thịt heo xay loại 1 đồng/kg 91.922 91.922 0
Chân giò rút xương đồng/kg 106.322 106.322 0
Thịt ba rọi đồng/kg 147.922 147.922 0

Giá thịt heo Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền hôm nay

Tên sản phẩm Đơn vị Giá cuối tuần trước Giá hôm nay Thay đổi
Giá thịt ba rọi đồng/kg 120.000 122.000 +2.000
Giá sườn non heo đồng/kg 150.000 152.000 +2.000
Giá sườn già heo đồng/kg 98.000 100.000 +2.000
Giá thịt nạc vai đồng/kg 90.000 92.000 +2.000
Đuôi heo đồng/kg 119.000 121.000 +2.000
Mỡ heo đồng/kg 57.000 57.000 0
Giá nạc đùi heo đồng/kg 91.000 93.000 +2.000

Tại các chợ dân sinh, giá thịt heo có chênh lệch nhưng cũng không nhiều so với giá thịt heo tại các cửa hàng tiện lợi. Bà con có thể lựa chọn nơi mua nào cho thuận tiện với mình nhất.

Hôm nay, giá heo hơi trên cả nước nhìn chung đi ngang nhưng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong vài ngày tới.

Lộ diện một doanh nghiệp bất động sản lớn giảm thêm gần 1.400 nhân sự trong 3 tháng

Từ nửa cuối năm ngoái Tập đoàn Đất Xanh đã giảm mạnh lượng nhân sự. Song, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 của doanh nghiệp này cho thấy, lượng nhân sự tiếp tục giảm gần 1.400 người chỉ trong 3 tháng.

Lỗ trước thuế hơn 96 tỷ đồng, giảm quy mô nhân sự

Những khó khăn trên thị trường bất động sản tiếp tục bủa vây khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành sụt giảm. Mới đây, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã CK: DXG) đã có báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, cụ thể doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 378 tỷ đồng, chỉ bằng 21% so với cùng kỳ năm 2022. DXG lỗ trước thuế 96,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận lãi trước thuế gần 536 tỷ đồng.

Lộ diện một doanh nghiệp bất động sản lớn giảm thêm gần 1.400 nhân sự trong 3 tháng - Ảnh 1

Không chỉ vậy, nợ phải trả của DXG tính đến 31/3 ghi nhận 16.472 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cuối năm ngoái nhưng tăng 1,45 so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ vay của DXG chiếm 5.965 tỷ đồng, tương đương 36,2% nợ phải trả.

Đáng chú ý, báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 còn cho thấy sự sụt giảm đáng kể về quy mô nhân sự của Tập đoàn. Cụ thể, tính đến 31/3, số lượng nhân sự của doanh nghiệp này là 2.389 người, giảm 1.384 người so với cuối năm ngoái và giảm 4.776 người so với cùng kỳ.

Trước đó, lượng nhân sự của DXG ghi nhận tăng mạnh nhất từ mức 6.433 người vào cuối năm 2021 lên đỉnh 7.392 người vào cuối quý II/2022. Tuy nhiên, kết thúc năm 2022, số lượng nhân sự của doanh nghiệp này chỉ còn 3.773 người, giảm 2.660 người so với cùng kỳ và giảm 3.619 người so với đỉnh vào quý II/2022.

Đánh giá về tình hình của các doanh nghiệp bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng triển khai thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp cũng tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh. Phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; có tập đoàn giảm 30-50% lực lượng lao động).

Về hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, trong quý I này, theo khảo sát thì có thêm khoảng 30-50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động so với quý trước. Đồng thời, ước lượng số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022.

“Đây là giai đoạn thách thức đối với những đơn vị môi giới không đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại nhưng cũng là cơ hội để các đơn vị chuyên nghiệp vượt lên và phát triển bền vững hơn”, Bộ Xây dựng nêu.

Đất Xanh đặt mục lợi nhuận “đi lùi” trong năm 2023 và lùi lịch họp ĐHCĐ

Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) vừa công bố thay đổi thời gian và hình thức họp ĐHCĐ thường niên 2023. Theo đó, công ty lùi lịch họp từ ngày 6/5 sang ngày 19/5 và chuyển từ họp trực tiếp sang họp trực tuyến.

Tập đoàn Đất Xanh cho biết, nguyên nhân lùi lịch họp Đại hội đồng cổ đông là do dịch Covid-19 có dấu hiệu diễn biến phức tạp, nhằm tạo điều kiện cho cổ đông tham dự đại hội và công ty có thêm thời gian chuẩn bị đầy đủ tài liệu.

Mặc dù đã lùi lịch họp ĐHCĐ thường niên 2023, nhưng theo tài liệu họp đã công bố, năm 2023, Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu doanh thu thuần 5.500 tỷ đồng, đi ngang so với 2022; lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 158 tỷ đồng, giảm 27%. Đất Xanh nhận định rằng lĩnh vực bất động sản còn khó khăn khi tình hình kinh tế thế giới và vĩ mô Việt Nam còn nhiều biến động khó lường, nên công ty đặt mục tiêu thấp hơn 2021.

Kết thúc năm 2022, doanh thu thuần của Tập đoàn Đất Xanh sụt giảm tới 45% so với năm 2021 và chỉ đạt 5.511 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 cũng chỉ đạt 534 tỷ đồng, giảm tới 67% so với cùng kỳ.

Tại báo cáo thường niên 2022, HĐQT Tập đoàn Đất Xanh cho biết, hoạt động kinh doanh công ty không thể nằm ngoài sự vận hành của nền kinh tế, đặc biệt đối với ngành nghề đặc thù như bất động sản, gắn liền với sự phát triển của kinh tế vĩ mô trong nước cũng như thế giới.

Ban điều hành công ty đã chịu áp lực lớn khi phải vận hành các hoạt động kinh doanh trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô nhiều bất lợi, tác động tiêu cực và trực tiếp lên thị trường bất động sản. Chưa kể, áp lực cân đối giữa duy trì đội ngũ và tối ưu hóa chi phí hoạt động. Điều này khiến cho kết quả kinh doanh năm 2022 không thuận lợi, không đạt được các mục tiêu của ĐHĐCĐ.

Cũng tại báo cáo thường niên, ông Lương Trí Thìn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh chia sẻ, trong năm 2023, Đất Xanh sẽ tập trung tái cấu trúc mô hình hoạt động, kiện toàn bộ máy quản trị, hệ thống phòng ban. Khi bộ máy tinh gọn, nền tảng ổn định, doanh nghiệp sẽ có những cơ thể khỏe mạnh và là nền tảng để đón nhận các cơ hội mới.

Năm 2023, Tập đoàn Đất Xanh dự kiến sử dụng nguồn tài chính hiện tại để mua, sáp nhập các dự án đáp ứng nhu cầu ở thực, pháp lý rõ ràng, có thể triển khai nhanh trong 2023-2024 và tập trung tại khu vực có mức đô thị hóa cao. Đối với các dự án trung và dài hạn cần trải qua quá trình đền bù giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian và chi phí, Tập đoàn Đất Xanh sẽ chủ động giãn tiến độ thực hiện.

Đáng chú ý, trong năm 2023, doanh nghiệp này còn dự kiến tìm kiếm quỹ đất quy mô từ 100-200ha có pháp lý tốt để thực hiện dự án đại đô thị, sẵn sàng mở bán năm 2024-2025. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư vào khu công nghiệp nhằm đón đầu làn sóng FDI và chủ trương của Chính phủ, tạo thu nhập thường xuyên cho Tập đoàn.

Vay nợ hơn 18.000 tỷ đồng, cổ đông công ty mẹ GELEX (GEX) chịu lỗ hơn 92 tỷ đồng

Nợ vay của GELEX đã tăng mạnh gần 1.500 tỷ đồng so với đầu năm lên hơn 18.300 tỷ, chiếm hơn 1/3 tổng tài sản.

CTCP Tập đoàn GELEX (mã CK: GEX) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với doanh thu thuần giảm gần 26% so với cùng kỳ, xuống còn 6.410 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp giảm gần 31% so với cùng kỳ, xuống còn 1.269 tỷ đồng.

Vay nợ hơn 18.000 tỷ đồng, cổ đông công ty mẹ GELEX (GEX) chịu lỗ hơn 92 tỷ đồng - Ảnh 1

Sau khi trừ chi phí, GELEX lãi ròng 34,3 tỷ đồng, “bốc hơi” 95% so với quý đầu năm ngoái. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ lại âm đến hơn 92 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên tập đoàn dưới chướng CEO Nguyễn Văn Tuấn ghi nhận lỗ cho cổ đông công ty mẹ.

Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận giảm sâu là do lĩnh vực thiết bị điện, vật liệu xây dựng, bất động sản gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ. Trong khi đó, lợi nhuận hoạt động tài chính cũng giảm mạnh do doanh thu thu giảm còn chi phí lại tăng.

Vay nợ hơn 18.000 tỷ đồng, cổ đông công ty mẹ GELEX (GEX) chịu lỗ hơn 92 tỷ đồng - Ảnh 2

Tính đến cuối quý 1, tổng tài sản của GELEX đạt hơn 52.600 tỷ đồng, nhích nhẹ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản cố định (17.623 tỷ đồng) và tồn kho (8410 tỷ đồng) là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền và tương đương tiền tăng hơn 900 tỷ so với đầu năm lên hơn 4.000. tỷ đồng.

GELEX còn có khoản tiền gửi ngắn hạn hơn 207 tỷ đồng, giảm khoảng 150 tỷ so với đầu kỳ. Chiều ngược lại, khoản chứng khoán kinh doanh lại tăng gần 200 tỷ so với đầu năm, lên mức 2.362 tỷ đồng. Trong đó, công ty dành đến hơn 1.500 tỷ đầu tư trái phiếu và gần 861 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu theo giá gốc. Khoản đầu tư vào cổ phiếu đang phải trích lập dự phòng hơn 147 tỷ đồng tuy nhiên GELEX không thuyết minh danh mục cụ thể.

Vay nợ hơn 18.000 tỷ đồng, cổ đông công ty mẹ GELEX (GEX) chịu lỗ hơn 92 tỷ đồng - Ảnh 3

Đáng chú ý, nợ vay của GELEX đã tăng mạnh gần 1.500 tỷ đồng so với đầu năm lên hơn 18.300 tỷ, chiếm hơn 1/3 tổng tài sản. Nợ vay dài hạn lên đến gần 9.950 tỷ đồng trong đó phần lớn là vay ngân hàng (7.721 tỷ đồng) và nợ trái phiếu (1.919 tỷ đồng). Nợ ngắn hạn chủ yếu là vay ngân hàng và khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong đó có gần 918 tỷ đồng trái phiếu sẽ đến hạn trong vòng một năm tới.

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, việc GELEX duy trì nợ vay tài chính lớn, thậm chí còn có chiều hướng gia tăng sẽ tạo thêm áp lực trả nợ lên doanh nghiệp này. Điều này có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của GELEX trong thời gian tới.

preloader