Chủ tịch Louis Holdings phủ nhận thao túng chứng khoán

Bị cáo Đỗ Thành Nhân khai không biết gì về chứng khoán và chỉ biết “nộp tiền”, còn đồng phạm lại phủ nhận lời khai của Nhân

Ngày 8-5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Louis Holdings) và 7 đồng phạm thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng thông qua hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Người thân đăng ký

Bảy đồng phạm của Nhân gồm Phạm Thanh Tùng, Đỗ Đức Nam, Lê Thị Thu Hương, Lê Thị Thùy Liên (lần lượt là cựu Chủ tịch HĐQT, cựu Tổng Giám đốc, cựu Phó Tổng Giám đốc, cựu nhân viên dịch vụ tài chính Công ty Chứng khoán Trí Việt), Vũ Ngọc Long (cựu Tổng Giám đốc Louis Holdings), Trịnh Thị Thúy Linh (cựu Giám đốc hành chính Louis Holdings), Ngô Ngọc Vũ (cựu Tổng Giám đốc Công ty CP Louis Capital).

Cáo trạng xác định giai đoạn 2020 – 2021, Đỗ Thành Nhân mua lại 2 công ty thua lỗ có nguy cơ bị hủy niêm yết mã chứng khoán rồi đổi tên thành Công ty Louis Land (mã cổ phiếu BII) và Louis Capital (mã cổ phiếu TGG).

Từ đây, Nhân tạo ra hệ sinh thái Louis Holdings, cùng Đỗ Đức Nam thao túng giá chứng khoán với cổ phiếu BII, TGG để thu lời bất chính.

Theo đó, Đỗ Thành Nhân câu kết với Đỗ Đức Nam sử dụng các tài khoản chứng khoán đăng ký đứng tên người thân, lãnh đạo, nhân viên thân tín trong các công ty của mình. Đồng thời, dùng nguồn tiền của Công ty CP Quản lý tài sản Trí Việt (cũng do Phạm Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT) cho vay dưới hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán để chỉ đạo lãnh đạo và nhân viên dưới quyền của mình thực hiện hành vi giao dịch mua bán thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu mã BII, TGG. Nam đã đề xuất để Công ty CP Quản lý tài sản Trí Việt cho nhóm Nhân vay hơn 748 tỉ đồng.

Từ nguồn tiền này, Đỗ Đức Nam, Đỗ Thành Nhân đã chỉ đạo Lê Thị Thu Hương, Lê Thị Thùy Liên sử dụng 17 tài khoản chứng khoán thực hiện các phương thức như liên tục thực hiện giao dịch đặt lệnh, khớp lệnh mua bán cổ phiếu mã BII, TGG tạo ra cung cầu giả tạo; liên tục đặt lệnh mua cổ phiếu mã BII, TGG vào thời điểm đóng cửa thị trường tạo ra mức giá đóng cửa mới cho cổ phiếu mã BII, TGG…

Điều này dẫn tới cổ phiếu BII khi nhóm Nhân mua vào tháng 1-2021 chỉ có giá 1.000 – 6.500 đồng/cổ phiếu, đến ngày 18-9-2021 lập đỉnh với giá 33.800 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu mã TGG khi mua vào tháng 2-2021 có giá 1.800 – 5.000 đồng/cổ phiếu, đến ngày 22-9-2021 lập đỉnh với giá 74.800 đồng/cổ phiếu.

Cơ quan tố tụng cáo buộc đến ngày 6-10-2021, nhóm Đỗ Thành Nhân bán cả 2 mã cổ phiếu, thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 154 tỉ đồng. Nhân đã dùng số tiền này trả hơn 14 tỉ đồng tiền lãi vay cho Công ty CP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt.

Chủ tịch Louis Holdings phủ nhận thao túng chứng khoán - Ảnh 2.

Hai bị cáo Đỗ Thành Nhân và Đỗ Đức Nam tại tòa

Không có kiến thức (!?)

Tại tòa, nói về hành vi thao túng chứng khoán, mở nhiều tài khoản chứng khoán rồi mua bán chéo, lập group Facebook để hô hào nhà đầu tư nhằm đẩy giá 2 mã cổ phiếu BII và TGG lên cao, Đỗ Thành Nhân lý giải do cần mua số lượng cổ phiếu lớn nên phải mở nhiều tài khoản để có thể vay nhiều tiền. Ban đầu, bị cáo nghĩ việc mua bán chéo là không vi phạm, đến khi bị cơ quan điều tra khởi tố mới nhận ra “sai lầm”.

Đáng chú ý, cựu Chủ tịch Công ty CP Louis Holdings khai số tiền hưởng lợi là giao dịch thỏa thuận chứ không phải là mua bán ra thị trường. Sau khi mở các tài khoản thì giao lại cho Công ty CP Chứng khoán Trí Việt quyết định mua bán.

Bị cáo chỉ chuẩn bị nguồn tiền nạp vào tài khoản để thực hiện các giao dịch. “Mong hội đồng xét xử xem xét lại vai trò của bị cáo, vì không phải là người chỉ đạo.

Bị cáo không có kiến thức về chứng khoán, không chủ mưu cầm đầu mà phụ thuộc hoàn toàn vào tài chính và hướng dẫn từ Công ty Chứng khoán Trí Việt” – bị cáo Đỗ Thành Nhân nói.

Trong khi đó, cựu Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Trí Việt Đỗ Đức Nam khẳng định sau khi nhóm Louis Holdings mở tài khoản thì hệ thống giao dịch của Trí Việt tự động cấp mật khẩu cho khách hàng.

“Bị cáo có gặp Nhân và trao đổi về nội dung muốn thâu tóm doanh nghiệp. Căn cứ trên đề nghị của Nhân thì bị cáo cho vay theo hợp đồng ủy thác đầu tư vì công ty chứng khoán không được cho vay, BII không nằm trong danh sách margin (giao dịch ký quỹ) nên muốn vay thì phải qua Công ty Quản lý tài sản Trí Việt” – Nam nói và cho biết việc mở 17 tài khoản là theo nhu cầu của nhóm Louis Holdings.

“Khi đó, bị cáo Nhân có hỏi hạn mức cho vay 1 tài khoản như thế nào rồi tự quyết định mở tài khoản. Chính bị cáo Nhân là người quyết định mua cổ phiếu bao nhiêu, mức giá nào” – bị cáo Nam phủ nhận lời khai của chủ tịch Louis Holdings.

Theo bị cáo Nam, tài khoản đã giao cho khách hàng thì khách hàng sử dụng. Bị cáo thấy có tác động đến giá cổ phiếu song chỉ nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tăng doanh số công ty mà trực tiếp là Công ty Quản lý tài sản Trí Việt thu được lãi cho vay.

Về số tiền Nhân chi hoa hồng ngoài hợp đồng là 500 triệu đồng, bị cáo Nam cho rằng đây là khoản tiền Nhân cảm ơn, bị cáo không thỏa thuận về lãi ngoài với Nhân. Trong khi đó, bị cáo Nhân khai đã trả cho Nam lãi ngoài 4%, tổng cộng hơn 3 tỉ đồng.

Hôm nay, 9-5, phiên tòa tiếp tục diễn ra.

Làm việc với công an mới biết

Tại tòa, bị cáo Phạm Thanh Tùng nói cơ bản đồng ý với cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Trí Việt nói mình không biết về nhóm khách hàng Đỗ Thành Nhân và 2 mã cổ phiếu BII và TGG cho đến khi làm việc với cơ quan điều tra thì mới biết.

Bị cáo trình bày rằng chỉ có vai trò là người giám sát chứ không phải phê duyệt cho vay. Ngoài ra, bị cáo cũng không chỉ đạo tiêu hủy các tin nhắn và cá nhân không hưởng lợi gì.

Để TP HCM phát triển, cần cải cách mạnh mẽ

TP HCM cần tập trung vào các trọng điểm và tính toán về hiệu quả đầu tư để phát triển với vai trò đầu tàu kinh tế cả nước

TP HCM được định hướng là trung tâm hạt nhân, trung tâm tri thức và kinh tế tổng hợp hiện đại của vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người giai đoạn 2016 – 2020 chỉ đạt 6,4%, khiến GDP trên đầu người tại thành phố trong 10 năm tới vẫn còn rất khiêm tốn so với thế giới.

Nhiều thách thức

Hiện tại, TP HCM có 4 ngành công nghiệp chủ lực và 9 ngành dịch vụ trọng yếu. Tuy nhiên, hơn 70% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến từ bán buôn – bán lẻ và công nghiệp chế tạo, những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, phụ thuộc trực tiếp vào logistics, biến động giá nguyên liệu và lực lượng lao động giá rẻ. Ngoài ra, còn tình trạng thiếu hụt nhân lực có trình độ cao cho các ngành nghề trên, sự mất cân đối trong cơ cấu trình độ nghề.

TP HCM đã trở thành môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp và công nghệ, với cộng đồng khởi nghiệp lớn nhất cả nước và được xếp số 1 tại Việt Nam về số lượng cấp bằng sáng chế. Thế nhưng, tỉ lệ công ty có trên 200 nhân viên vẫn rất thấp. Tỉ lệ các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp tồn tại trên 2 năm chỉ dưới 5% (ở Mỹ con số này trên 50%), trong khi 2 năm đầu tiên là thời gian các công ty khởi nghiệp nhận được nhiều ưu đãi từ các chính sách khuyến khích của Chính phủ.

Ngoài ra, chính sách tài khóa, việc giải ngân các khoản đầu tư phát triển chưa đạt được kỳ vọng mặc dù FDI vẫn ổn định trong thời gian qua. GRDP của thành phố đạt 360.622,1 tỉ đồng, tính theo giá hiện hành, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều ngành dịch vụ trọng yếu cũng ghi nhận mức tăng trưởng âm, bao gồm vận tải kho bãi, thông tin – truyền thông, kinh doanh bất động sản, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội. Các DN đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất – kinh doanh do thiếu nguồn cung nguyên liệu, lao động, vốn lưu động và thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, nhiều vụ việc trong thị trường tài chính, bất động sản cũng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và nhà đầu tư trong thời gian qua. Các vấn đề về môi trường sống đang tăng lên, bao gồm kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm, thiếu nhà ở…

Để TP HCM phát triển, cần cải cách mạnh mẽ - Ảnh 1.

Để thúc đẩy phát triển, TP HCM cần triển khai các chính sách, cơ chế đặc thù phù hợp Ảnh: Hoàng Triều

Thành phố cũng rớt khỏi danh sách tốp 100 thành phố tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Resonance năm 2021. Đây là thách thức lớn đối với thành phố, đòi hỏi cần phải tăng trưởng GDP đột phá nhưng bền vững, đồng thời hài hòa giữa tăng trưởng, môi trường và hạnh phúc của người dân.

Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến các quốc gia trên toàn thế giới, tạo ra những thay đổi và xu hướng mới.

Thứ nhất, tạo ra sự thay đổi trong phân bổ dân cư, đặt ra bài toán về sức hấp dẫn và chính sách của các thành phố lớn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Thứ hai, sự phục hồi kinh tế không đồng đều đang định hình nền kinh tế toàn cầu. Thị trường mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương, sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Đây là cơ hội để bắt kịp các nước phát triển về GDP bình quân đầu người, tạo ra cơ hội rất lớn cho các DN.

Thứ ba, COVID-19 thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ và số hóa nhảy vọt, trên nhiều mặt của cuộc sống.

Cuối cùng, COVID-19 thúc đẩy mạnh mẽ các chính sách, xu hướng tất yếu về bảo vệ môi trường cũng như phát triển bền vững của các nước.

Những việc cần làm

Để phát triển với vai trò đầu tàu kinh tế, TP HCM phải tập trung vào việc phát triển tri thức, công nghệ mới và phát triển bền vững. Muốn vậy, phải có sự cải cách mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo; đồng thời xin chính sách ưu đãi riêng biệt hoặc cơ chế đặc thù, sự hỗ trợ của Chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng và thượng tầng kiến trúc.

Thành phố cần đề ra các mục tiêu cụ thể, rõ ràng, thúc đẩy cạnh tranh và tận dụng các ưu thế của địa phương. Các chính sách hỗ trợ đầu tư vào công nghệ cao và FDI bao gồm miễn 100% tiền thuê đất cho các nhà đầu tư trên 1 triệu USD hoặc trên 20 triệu USD đầu tư từ bên ngoài, hoặc thuê trên 300 lao động thường xuyên hoặc trên 50% sản xuất để xuất khẩu và 100% nguyên liệu nội, hoặc xuất khẩu 100%.

Đồng thời, cơ chế đặc thù như ưu đãi thuế thu nhập DN, miễn thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân được áp dụng để thu hút các DN đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ mới, quy trình quản lý tiên tiến, AI, công nghệ tài chính.

Thành phố cũng có thể góp vốn vào các dự án trọng điểm và khuyến khích tự do trao đổi vốn, bỏ các quy định, chính sách, giấy phép và thủ tục không cần thiết. Hỗ trợ các nhà đầu tư vào các dự án sáng tạo và dự án nghiên cứu trong khu vực vùng.

Hơn nữa, cơ chế hỗ trợ hành chính một cửa được áp dụng để thu hút vốn đầu tư FDI, tập trung phát triển kỹ thuật và công nghệ, tạo điều kiện cho các công ty khởi nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục trong chiến lược dài hạn, TP HCM cần triển khai các chính sách, cơ chế đặc thù phù hợp. Việc xây dựng môi trường văn hóa sáng tạo, thu hút nhân tài có trình độ cao là cần thiết.

Đặc biệt, thành phố nên tìm cách thu hút lao động chất lượng cao từ các ngành công nghệ phát triển vượt bậc thời gian gần đây như AI, blockchain…

TP HCM cũng cần tạo dựng chương trình toàn diện về xây dựng, phát triển thương hiệu thành phố, với mục tiêu phát triển thành phố xanh, an toàn, thu hút chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài. Để đạt được mục tiêu này, thành phố cần sở hữu các trường đại học hàng đầu, hệ thống sân bay, giao thông công cộng, cơ sở thiết bị hạ tầng tiên tiến, đội ngũ y – bác sĩ chất lượng.

TP HCM cần đánh giá lại các chính sách, cơ chế hiện tại để đưa ra quyết định mang tính dẫn dắt trong việc đi đầu ở các lĩnh vực phát triển; tập trung vào trọng điểm, tính toán hiệu quả đầu tư. Các chính sách, cơ chế không đem lại hiệu quả hoặc khó triển khai cần được loại bỏ.

Điều hòa giảm giá mạnh, chỉ từ 4 triệu đồng

Mặt hàng điều hòa đang được giảm giá mạnh để kích cầu tiêu dùng. Nhiều mẫu điều hòa giảm giá tới hơn 60%, có mẫu giá chỉ từ 4 triệu đồng.

Giá điều hòa lao dốc kịch sàn

Các cửa hàng, siêu thị điện máy đang tung ra nhiều khuyến mại hấp dẫn cho mặt hàng điều hòa, quạt điều hòa, quạt điện…. để thu hút người tiêu dùng. Trong đó, mặt hàng điều hòa được giảm giá mạnh.

Điều hòa giảm giá mạnh (Ảnh: Nhịp Sống Thị Trường)

Theo khảo sát của phóng viên Nhịp Sống Thị Trường tại một số cửa hàng, siêu thị điện máy trên địa bàn Hà Nội, nhiều mẫu điều hòa đến từ các thương hiệu như Casper, LG, Panasonic, Samsung, Asanzo, Midea, Aqua,… sở hữu khả năng tiết kiệm điện đều được giảm giá sâu tới hơn 60%. Nhiều mẫu điều hòa giá chỉ từ 4 triệu đồng. Những mẫu điều hòa được giảm sâu đa phần có công suất tầm trung từ 9.000-12.000 BTU, 1 chiều, phù hợp lắp đặt cho phòng có dịch tích dưới 20m2.

Tivi Trung Quốc giá rẻ ngày càng được ưa chuộng

Ông Châu Thanh Huy, phụ trách kinh doanh tại một siêu thị điện máy ở TP.HCM, cho biết trên Báo Người Lao Động: trước đây, tivi Trung Quốc chiếm thị phần rất nhỏ nhưng thời gian gần đây đã tăng lên 25-30% và có xu hướng tăng tiếp. “Tivi của Trung Quốc tuy có giá “mềm” nhưng sử dụng công nghệ không thua kém mấy so với thương hiệu Hàn Quốc, Nhật Bản”, ông Huy nhận xét.

Theo ghi nhận của phóng viên báo này, nhiều mẫu tivi Trung Quốc sử dụng màn hình Led, mini Led, OLed. Giá bán tivi 32 inch xuất xứ Trung Quốc chỉ 3-3,9 triệu đồng; tivi 43 inch có giá 3,9-5,8 triệu đồng; tivi 55 inch giá từ 5,9-7,5 triệu đồng. Với mức giá rẻ hơn một nửa so với tivi của các thương hiệu Hàn Quốc, Nhật Bản song lại được trang bị đầy đủ công nghệ và chất lượng ổn định nên đã chinh phục được một phân khúc khách hàng nhất định.

Cua hoàng đế giá cao kỷ lục

Nhiều cửa hàng niêm yết giá cua hoàng đế ở mức gần 3 triệu đồng/kg, tức một con cua 5kg có giá 15 triệu đồng – mức cao kỷ lục kể từ khi loại hải sản nhập khẩu này xuất hiện tại Việt Nam.

Thời điểm 2016-2017, khi cua hoàng đế mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam, nguồn cung khan hiếm nhưng giá cũng chỉ 2,5 triệu đồng/kg. Những năm gần đây, có giai đoạn cua hoàng đế siêu rẻ, chỉ 1,3 triệu đồng/kg hoặc phổ biến trong khoảng 1,4-1,9 triệu đồng/kg. Nay giá cua hoàng đế bất ngờ trở nên đắt đỏ.

Giá sầu riêng đột ngột lao dốc

Từ mức đỉnh gần 200.000 đồng/kg, giá sầu riêng tại miền Tây lao dốc còn 50.000-52.000 đồng/kg do đang vào vụ thu hoạch rộ, lại đụng độ hàng Thái ở thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc.

Giá sầu riêng tại miền Tây lao dốc (Ảnh: Mạnh Khương)

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, chỉ rõ, thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay, sầu riêng sốt giá là do nghịch vụ, nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu từ thị trường Trung Quốc rất cao bởi dịp lễ Tết. Đến nay, sầu riêng ở miền Tây rộ vụ, nguồn cung dồi dào. Thái Lan cũng bước vào chính vụ thu hoạch sầu của năm. Song, thị trường chính của sầu Việt Nam và Thái Lan vẫn là Trung Quốc. Thế nên, theo quy luật cung cầu, cung nhiều giá sẽ giảm.

‘Cherry Việt’ đổ bộ thị trường, giá rẻ bất ngờ

Cuối tháng 4 đầu tháng 5, trên “chợ mạng” rao bán tràn ngập loại mận cherry. Từ kích thước tới màu sắc quả mận rất giống với loại cherry nhập khẩu. Các đầu mối rao bán đều khẳng định, mận cứng quả, ăn giòn, cảm nhận 8 phần ngọt chỉ 2 phần chua. Với quả chín mềm ăn sẽ ngọt lịm.

Đáng chú ý, giá mận cherry này rất rẻ, chỉ dao động từ 15.000-22.000 đồng/kg tuỳ loại. Thậm chí có nơi bán 50.000 đồng/set 4kg, tương đương chỉ 12.500 đồng/kg.

Mận cherry là cách gọi ví von của dân buôn và các nhà vườn. Bởi, nhìn bên ngoài quả mận gần giống với quả cherry nhập khẩu. Nhưng thực chất, đây là mận cơm được trồng nhiều ở vùng Thuận Châu (Sơn La).

Đặc sản miền Tây giá 200 ngàn/kg tràn ra Hà Nội

Ở miền Tây, mộng dừa được dùng để ăn sống, dầm đường, làm gỏi hoặc lắc muối cay. Do có tính giải nhiệt nên vào hè, mộng dừa thường đắt khách.

Ở Hà Nội, loại đặc sản miền Tây này đang được các đầu mối rao bán phổ biến từ 150.000-200.000 đồng/kg. Mức giá này tương đối đắt đỏ so với khu vực miền Nam do chi phí vận chuyển và tỷ lệ hao hụt cao hơn.

Giá gas đảo chiều tăng

Sau khi giảm giá mạnh ở mức 58.000-62.000 đồng/bình 12 kg vào tháng đầu tháng 4, ở kỳ điều chỉnh giá tháng 5 giá gas tăng giá nhẹ. Theo đó, giá gas bán lẻ sẽ tăng 2.000 đồng/bình 12 kg và 8.000 đồng/bình 50 kg.

Theo các công ty gas, do giá gas thế giới tháng 4 chốt 555 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh tăng theo.

Nhà phát triển ChatGPT lỗ hơn nửa tỷ đô

Chi phí vận hành ChatGPT đắt đỏ khiến OpenAI lỗ 540 triệu USD trong năm 2022, gần gấp đôi một năm trước đó.

OpenAI có thể mất 700.000 USD/ngày để vận hành ChatGPT. (Ảnh: Shutterstock)

The Information trích lời ba nguồn tin cho biết, OpenAI lỗ 540 triệu USD năm ngoái. Dù đã ký thỏa thuận hàng tỷ USD trong vài năm với Microsoft vào đầu năm nay, khoản lỗ cho thấy startup đã phải tiêu tốn nhiều như thế nào để triển khai một sản phẩm AI thương mại.

Chi phí phát triển và vận hành ChatGPT chủ yếu do nhu cầu cần năng lực điện toán lớn để giải đáp yêu cầu (prompt) của người dùng. Tháng trước, Dylan Patel – nhà phân tích trưởng của hãng tư vấn SemiAnalysis – chia sẻ với The Information rằng, ông tin ChatGPT tiêu tốn của OpenAI khoảng 700.000 USD/ngày xét đến chi phí liên quan tới năng lực điện toán.

John Hennessy, Chủ tịch Alphabet, trước đây cho biết, chi phí tìm kiếm trên chatbot Bard của Google cao gấp 10 lần một tìm kiếm thông thường.

Dù OpenAI đã củng cố vị thế tài chính với sự hậu thuẫn của Microsoft, nhu cầu ngày càng lớn với chatbot ChatGPT – ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất lịch sử – khiến áp lực chi phí ngày một nặng nề. Đầu tuần này, CEO OpenAI Sam Altman ám chỉ chi phí gia tăng, khi nói họ sẽ là “startup cần tập trung nhiều vốn nhất lịch sử Silicon Valley”.

Theo The Information, Altman muốn OpenAI có thể huy động khoảng 100 tỷ USD trong vài năm tới để phát triển trí tuệ tổng hợp nhân tạo (AGI), loại AI mạnh như não người. Các công cụ AI tạo sinh như ChatGPT ngày càng phổ biến trong vài tháng qua khi người dùng phát hiện ra những lợi ích của chúng như tăng năng suất lao động. Các nhà đầu tư cũng bị hấp dẫn bởi triển vọng thay đổi nhiều ngành công nghiệp của công nghệ này.

Doanh thu của OpenAI dự kiến tăng mạnh năm nay, kỳ vọng đạt 200 triệu USD trước khi cán mốc 1 tỷ USD năm 2024, theo Reuters.

Chính phủ giải trình về đánh thuế lũy tiến với nhà ở thứ hai

Chính phủ khẳng định sẽ tiếp thu đề nghị áp dụng các loại thuế, phí như thuế lũy tiến với người mua nhà ở thứ hai trở lên để kiến nghị nghiên cứu, rà soát trong pháp luật về thuế.

Chính phủ giải trình về đánh thuế lũy tiến với nhà ở thứ hai - Ảnh 1.

Chính phủ vừa có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gửi Quốc hội. Một trong những vấn đề được nhân dân góp ý nhiều là tài chính về đất đai, giá đất.

Trong đó, có ý kiến đề nghị áp dụng các loại thuế, phí như thuế lũy tiến với người mua “nhà ở thứ hai trở lên” và thuế lũy tiến theo thời gian bán bất động sản, các loại phụ phí (càng ở khu vực, thành phố trung tâm phụ phí càng cao) để hạn chế đầu cơ đất, giữ đất, hạn chế tình trạng “nhà/đất không sử dụng”.

Rà soát quy định thuế sở hữu nhà ở thứ hai trở lên

Giải trình, Chính phủ nhắc lại nghị quyết số 18 của Trung ương đã khẳng định “quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang”.

Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung khoản thu từ “tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng, sử dụng chậm tiến độ”.

Với quan điểm, quy định cụ thể về mức thuế suất phải được quy định tại pháp luật về thuế, Chính phủ cho biết cơ quan chủ trì soạn thảo xin ghi nhận và báo cáo, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Thuế nghiên cứu, rà soát cho phù hợp.

Đối với các ý kiến liên quan đến bảng giá đất, có ý kiến cho rằng dự thảo luật bỏ quy định khung giá đất là phù hợp, song cũng có ý kiến cho hay cần điều chỉnh khi có biến động từ 20% trở lên; ban hành bảng giá đất 5 năm, 3 năm, 2 năm một lần hoặc theo từng giai đoạn.

Chính phủ cho biết qua tổng kết, việc ban hành bảng giá đất 5 năm một lần và điều chỉnh khi có biến động 20% không đảm bảo giá đất phù hợp với giá thị trường.

Việc theo dõi chỉ số biến động giá đất thị trường chưa thực hiện được, dẫn đến bảng giá đất thường thấp hơn nhiều so với giá đất thị trường.

Do vậy, dự thảo luật quy định bảng giá đất cần phải được ban hành hằng năm để đảm bảo phù hợp với nguyên tắc thị trường, tránh trường hợp giá đất không phản ánh đúng thị trường, gây thất thu ngân sách và khiếu kiện.

Với phương án đã ban hành bảng giá đất 5 năm trước ngày luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng bảng giá đất đã phê duyệt đến hết kỳ của bảng giá. Đồng thời, tập trung nguồn lực lập và ban hành bảng giá đất hằng năm theo quy định sau khi áp dụng chu kỳ 5 năm hết hiệu lực.

Làm rõ quy định thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng

Liên quan đến nội dung thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Ủy ban Kinh tế (cơ quan thẩm tra) đề nghị rà soát, quy định cụ thể hơn về điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với trường hợp thu hồi đất.

Đặc biệt là quy định về dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được đánh giá là còn rộng, chưa cụ thể.

Theo đó, cơ quan thẩm tra đề nghị xác định rõ tính chất “vì lợi ích quốc gia, công cộng” để tránh lạm dụng, thu hồi đất tràn lan, không đúng bản chất, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người có đất thu hồi.

Đồng thời, các cơ quan cần cân nhắc việc thu hồi đất đối với dự án nhà ở thương mại để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Giải trình, cơ quan soạn thảo cho biết dự thảo đã chỉnh sửa toàn diện, quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các công trình công cộng như: giao thông, thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông…

Đồng thời dự thảo quy định rõ trường hợp thu hồi đất phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như: dự án nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, dự án lấn biển, xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội…

“Với các dự án có giá trị địa tô chênh lệch cao như dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại, Nhà nước chỉ thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất”, Chính phủ nêu rõ.

preloader