Category Archives: Tin tức

Cô gái giữ nghề dệt lụa Mã Châu

Từ chối công việc ở ngân hàng, Trần Thị Yến về quê, cùng bố giữ nghề dệt lụa truyền thống Mã Châu đang có nguy cơ biến mất.

Đầu tháng 5, trong xưởng dệt lụa rộng 3.000 m2 ở trung tâm thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, 10 công nhân cần mẫn làm việc bên khung cửi. Tơ tằm tự nhiên qua bàn tay của các nghệ nhân đã trở thành những mảnh lụa mềm mại, hút mắt. “Lụa Mã Châu bền, nhẹ, thoát nhiệt, chống hôi mốc”, Trần Thị Yến (31 tuổi) – quản lý xưởng dệt nói.

9 năm trước, sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Yến được một ngân hàng tại TP Tam Kỳ nhận làm việc. Tuy nhiên buổi tối trước ngày đi làm, cuộc trò chuyện với bố là ông Trần Hữu Phương – Chủ nhiệm hợp tác xã dệt lụa Mã Châu, đã thay đổi hoàn toàn hướng đi của cô.

Làng Mã Châu trước đây có hơn 300 hộ dân ươm tơ với 4.000 khung dệt lụa, nhưng nay chỉ còn mình ông Phương bám trụ giữ nghề. Thị trường xuất hiện nhiều loại vải lụa công nghiệp giá rẻ, mẫu mã đa dạng khiến hợp tác xã không tìm được thị trường tiêu thụ, chỉ bán sản phẩm thô cho các đơn vị khác nên liên tục thua lỗ. Yến quyết định ở quê sát cánh cùng bố khôi phục làng nghề.

“Người ta khởi nghiệp từ con số không, còn em khởi nghiệp bằng con số âm vì hợp tác xã của bố đang nợ hàng trăm triệu đồng”, cô kể, cho biết đã nhờ bố thế chấp nhà cửa vay vốn ngân hàng làm hành trang tìm lại thương hiệu Mã Châu.

Trần Thị Yến đang kiểm tra những tấm vải đang dệt. Ảnh: Đắc Thành

Trần Thị Yến đang kiểm tra những tấm vải đang dệt. Ảnh: Đắc Thành

Những ngày đầu vào nghề, Yến mang những tấm vải được dệt 100% sợi tơ tự nhiên đến nhiều cửa hàng ở TP Hội An chào bán song chỉ nhận được những cái lắc đầu. Họ nói sản phẩm tốt, đẹp nhưng đắt gấp ba lần giá nhập những mặt hàng đang bán, có người còn cho rằng đây là hàng giả vì “làm gì còn lụa Mã Châu”.

Sản phẩm không bán được, nguồn tài chính để trả cho nhân công không có, Yến nhờ bố nâng hạn mức vay ngân hàng để có tiền trang trải. Cô nhận ra mình phải làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài những tấm lụa làm từ sợi tơ tằm, Yến bắt đầu thử làm từ sợi lanh, sợi tre để giảm giá thành.

Cô tiếp tục mang vải đi chào hàng ở các thành phố lớn, hội chợ; gửi mẫu giới thiệu ở các cửa hàng; và giới thiệu về lụa Mã Châu trên mạng xã hội. Yến cũng tìm cách kết nối với một số nhà thiết kế trẻ, mời họ sử dụng lụa Mã Châu cho các sản phẩm thời trang.

Sau một thời gian khách hàng sử dụng, thấy chất lượng tốt nên vải được bán ra nhiều hơn, cô bắt đầu có thu nhập. Từ những sản phẩm tầm trung, khách tìm đến mặt hàng cao cấp hơn. “Đây là tín hiệu để phát triển”, Yến nói, cho biết từ lúc đó ngoài các khung dệt bằng gỗ truyền thống, cô đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại để tăng chất lượng sản phẩm.

Chỉ trong bốn năm 2018-2022, Yến dùng hơn 10 tỷ đồng từ tiền lợi nhuận và vay mượn ngân hàng, người thân, để đầu tư nhiều máy móc hiện đại. Đó là công nghệ lập trình kỹ thuật số dệt hoa văn trên nền vải lụa tự nhiên cùng với hệ thống máy cán sấy định hình, nhuộm màu từ thảo mộc.

Yến kiểm tra công đoạn cho sợi tơ tằm vào khung dệt. Ảnh: Đắc Thành

Yến kiểm tra công đoạn cho sợi tơ tằm vào khung dệt. Ảnh: Đắc Thành

Hiện nay, mỗi tháng xưởng dệt cung cấp ra thị trường 3.000 mét vải, giá dao động 130.000 đồng đến 1,8 triệu đồng mỗi mét. Sản phẩm được các thương hiệu thời trang nổi tiếng đặt mua; nhiều doanh nghiệp đặt hàng theo mẫu mã riêng cũng được công ty đáp ứng. Sản phẩm được ưa chuộng giúp Yến đạt tổng doanh thu mỗi năm hơn 2 tỷ đồng, lãi khoảng 500 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Năm 2018, logo nhận diện tơ lụa Mã Châu ra đời. Cũng trong năm này, tổ chức KIPO, KIPA Hàn Quốc đã lựa chọn Mã Châu là thương hiệu duy nhất tại Việt Nam được bảo hộ thương hiệu toàn cầu. Năm 2021, sản phẩm khăn lụa Mã Châu được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của Quảng Nam.

“Dù chọn công việc bận rộn, tôi vui vì được làm chủ trên chính quê mình, được tiếp nối nghề của bố, tạo việc làm thường xuyên cho 10 người với thu nhập 4-7 triệu đồng mỗi tháng”, Yến nói. Cô cho biết trong tương lai sẽ phát triển làng nghề thành điểm tham quan, tiếp đón du khách, hình thành khu du lịch cộng đồng với nhiều hộ dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.

Nhiều sản phẩm được Yến trưng bày tại công ty. Ảnh: Đắc Thành

Nhiều sản phẩm được Yến trưng bày tại công ty. Ảnh: Đắc Thành

Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Duy Xuyên Trần Thị Minh Yến đánh giá cao tâm huyết khôi phục làng nghề dệt lụa Mã Châu của Trần Thị Yến. “Yến có tư duy sáng tạo, kết hợp với bố có tay nghề cao, không chỉ gìn giữ được làng nghề mà còn phát triển thương hiệu lụa Mã Châu với sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng”, bà nói.

Nghề dệt lụa Mã Châu có từ thế kỷ 16. Tương truyền có một người phụ nữ tên Mã Chấu ở Kinh Bắc di cư vào nam. Trên đường đi, bà dừng chân ở vùng đất bên sông Thu Bồn phù sa rộng lớn, nơi người Chăm trồng dâu nuôi tằm lấy tơ đan thổ cẩm. Bà đã dạy cho cư dân bản địa nghề dệt vải với chính khung dệt mang theo trên vai khi nam tiến.

Biết ơn bà, người dân đặt tên làng là Mã Châu – gần với tên của bà để tránh phạm húy. Lụa Mã Châu sau đó nổi tiếng ở xứ Đàng Trong khi tàu thuyền vào TP Hội An buôn bán, thương cảng Hội An và bến Đò Tơ là điểm nút quan trọng trong con đường tơ lụa trên biển thời bấy giờ. Lụa Mã Châu còn được cung cấp cho giới quý tộc và quan lại trong triều đình.

Lao động ngành công nghệ Mỹ không còn giàu như trước

Tommy York lớn lên tại San Francisco, nhưng mục tiêu mua nhà với anh vẫn luôn xa vời cho đến khi vào làm kỹ sư tại Google.

Tháng 12/2021, cổ phiếu Alphabet – công ty mẹ Google – lập đỉnh. Gói thu nhập của York bao gồm khoản trả bằng cổ phiếu trị giá 172.000 USD, trả dần trong 4 năm. Thành công của Alphabet vì thế cũng sẽ là thành công của anh.

Nhưng sau đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu nâng lãi suất. Cổ phiếu công nghệ lao dốc. Năm 2022, cổ phiếu Alphabet giảm tới 39%.

Suốt nhiều năm, cổ phiếu công nghệ là tấm vé đến sự giàu có. Nhưng phần lớn số tài sản đó đã bốc hơi theo biến động trong ngành này.

Cổ phiếu chiếm phần lớn khoản thu nhập hào phóng của các lao động ngành công nghệ. Lương thưởng của họ tăng vọt khi nhu cầu học tập, làm việc từ xa khiến các hãng công nghệ trở thành “con cưng” của thị trường. Nhưng sau đó, khi tình hình này đảo ngược, cổ phiếu công nghệ cũng lao dốc. Dù năm nay, các mã này hồi phục phần nào, chúng vẫn kém xa đỉnh năm 2021.

Tommy York từng làm việc cho Google. Ảnh: WSJ

Tommy York từng làm việc cho Google. Ảnh: WSJ

Diễn biến này đã làm bốc hơi lượng lớn tài sản mà các nhân viên công nghệ dự định dùng để trả cho các khoản lớn, như mua nhà hay nợ học phí. Kế hoạch IPO của các startup cũng bị hoãn lại, khiến kỳ vọng làm giàu của nhiều nhân viên bị đình trệ vô thời hạn. Thậm chí, hàng trăm nghìn nhân viên ngành này đã mất việc.

Hồi tháng 1, vài ngày sau khi quay lại công sở vì nghỉ phép chịu tang mẹ, York (33 tuổi) bị sa thải cùng hàng nghìn nhân viên khác của Google. Cuối cùng, anh chỉ nhận được 46.000 USD cổ phiếu. Thị trường việc làm cho ngành công nghệ co hẹp cũng đồng nghĩa anh sẽ phải chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc sắp tới.

“Tôi chỉ muốn kiếm đủ tiền trả trước cho một căn nhà ở San Francisco”, anh nói.

Nhân viên tại các hãng công nghệ thường được nhận một lượng cổ phiếu, trả dần trong vài năm. Giá trị các khoản này được tính bằng giá cổ phiếu tại thời điểm trao. Ví dụ, một gói cổ phiếu của Meta Platforms có giá 50.000 USD cuối năm 2021, thì nay chỉ còn bằng một phần ba.

Số cổ phiếu này thường chiếm phần lớn tài sản của các lao động ngành công nghệ. Nhiều người chọn cách giữ, không bán, vì đặt cược giá sẽ còn tiếp tục tăng. Những người bị sa thải thường sẽ chỉ được nhận một phần cổ phiếu tương ứng thời gian làm việc.

“Khi cổ phiếu công nghệ lên cao, cách trả lương này là yếu tố hấp dẫn. Nhưng sang năm 2022, nó đột ngột trở thành bug (thuật ngữ chỉ lỗi trong quá trình phát triển phần mềm)”, Brandon Welch – cố vấn tài chính tại San Diego cho biết.

Giá các cổ phiếu FAANG – gồm các đại gia công nghệ Meta Platforms, Apple, Amazon, Netflix và Alphabet – đã tăng hơn gấp 4 lần giai đoạn 2015 – 2021. Khi đó, các khách hàng của Welch – trẻ tuổi, làm việc trong ngành công nghệ – đã lên kế hoạch mua nhà cho cha mẹ, hoặc mua cho bản thân căn nhà thứ hai ở những nơi như Hawaii.

“Khi đó, các cuộc trò chuyện tương tự việc một vận động viên trẻ sẽ làm gì sau khi được lên chơi ở giải chuyên nghiệp. Còn hiện tại, ai cũng chỉ nói về sa thải và thắt chặt chi tiêu”, Welch cho biết.

Samantha Voigt làm kỹ sư phần mềm tại Square (hiện là Block) năm 2017 sau khi tốt nghiệp đại học. Cổ phiếu công ty tăng gấp 9 trong thời gian cô làm việc ở đây. Điều này giúp Voigt có cảm giác an toàn về tài chính mà cô chưa từng mong sẽ có khi mới đi làm. Cô thường bán cổ phiếu ngay khi có cơ hội.

Samatha Voigt giờ phải tìm cách thắt chặt chi tiêu. Ảnh: WSJ

Samatha Voigt giờ phải tìm cách thắt chặt chi tiêu. Ảnh: WSJ

Voigt năm nay 27 tuổi, đã trả xong nợ học phí và mua xe hơi hoàn toàn bằng tiền mặt. Cô cũng đóng tiền đều đặn vào tài khoản lương hưu và có 500.000 USD trong tài khoản đầu tư. Voigt từng đi trị liệu 2 tuần một lần và đến các salon tóc đắt đỏ vài lần một năm. Nhưng khi kiệt sức vì lao động trong đại dịch, cô đã quyết định nghỉ một năm.

Công việc mới của cô trả lương cao hơn, nhưng không còn chế độ trả cổ phiếu nữa. Tại công ty tư nhân này, họ chỉ nhận được quyền chọn mua cổ phiếu khi niêm yết. “Tôi từng tiêu không cần suy nghĩ, nhưng giờ thì khác rồi”, Voigt nói.

Gần đây, cô bắt đầu dùng ứng dụng để theo dõi chi tiêu. Voigt cũng thay đổi một số thói quen nhỏ, như tự tắm cho chó thay vì đem ra hàng. Group chat của cô cùng những lao động ngành công nghệ khác giờ chỉ xoay quanh vấn đề công ty nào đang sa thải.

Ryan Stevens (39 tuổi) từng làm việc cho một tổng đài của nhà mạng Verizon tại Tennessee. Năm 2009, anh chuyển sang ngành công nghệ, bị thu hút bởi mức lương cao hơn và nhiều quyền lợi ở công sở hơn. Anh từng làm hỗ trợ phát triển sản phẩm cho Google, Meta và website hỏi đáp Quora.

“Ban đầu đúng là sốc văn hóa”, Stevens nhớ lại thời điểm mới chuyển đến Bay Area (San Francisco) làm việc.

Số cổ phiếu và quyền chọn mà Stevens được nhận trong thời gian làm cho ngành công nghệ ít hơn so với các kỹ sư. Tuy nhiên, anh vẫn hy vọng chúng đủ giúp mình mua nhà sau khi lấy vợ. Mục tiêu của anh là có 300.000 USD để trả trước cho một căn giá 1,5 triệu USD.

Nhưng giờ đây, khi đã có một em bé 2 tuổi, Stevens vẫn chưa được dùng quyền chọn mua cổ phiếu từ quá trình 6 năm làm việc ở Quora. Công ty này vẫn chưa làm IPO.

Meta cũng thông báo sẽ trả cho anh 80.000 USD cổ phiếu trong 4 năm. Stevens gia nhập công ty này tháng 8/2021, nhưng bị sa thải vào tháng 11 năm ngoái. Sau khi bán bớt một ít cổ phiếu để trang trải chi phí sinh hoạt, anh chỉ còn khoảng 10.000 USD cổ phiếu.

“Những chuyện này lẽ ra sẽ như một phép màu vậy. Nó khiến chúng ta sẵn sàng mua một căn nhà và cảm thấy như mình đã làm được”, Stevens than thở.

45 thành viên CMC Telecom đua Ironman kỷ niệm 15 năm thành lập

Bảy lãnh đạo cùng 38 nhân viên CMC Telecom đã hoàn thành đường đua Ironman 70.3 tại Đà Nẵng, ngày 7/5 nhân kỷ niệm 15 năm thành lập.

2023 là năm thứ 7 Ironman tổ chức tại bờ biển Đà Nẵng. Giải có hơn 1.200 VĐV Việt Nam, trong đó có 45 thành viên của CMC Telecom, tăng gấp 3 lần so với mùa giải 2022. Bảy lãnh đạo cấp cao cùng 38 nhân viên dự giải với tinh thần chiến đấu hết mình, tạo nên dấu ấn nhân kỷ niệm 15 năm thành lập tập đoàn. Kết quả, đơn vị này giành giải Corporate Challenge tại hạng mục Relay Team khi có đội thi đấu tiếp sức (relay) về đích đầu tiên. Đây là hạng mục mới, cho phép VĐV đăng ký tham gia theo doanh nghiệp.

Dàn Ironman 2023 của CMC Telecom.

Dàn Ironman 2023 của CMC Telecom.

Thành quả này đến từ việc xây dựng phong trào tập chạy bộ trong doanh nghiệp. CLB CMC and Friend Runner (CFR) là nơi để lãnh đạo, cán bộ, nhân viên sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm, động viên, khích lệ nhau tập luyện hằng ngày.

“Ở tập đoàn chúng tôi, khi chạy, sếp cũng chỉ là VĐV như mọi người. Những thành viên mới sẽ được người đi trước tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm”, đại diện CLB chia sẻ. Từ vài chục thành viên ban đầu, sau ba năm, CLB có 500 runner. Để duy trì động lực cho các thành viên, công ty tài trợ nhân viên tham gia các giải thể dục thể thao. Đặc biệt, lãnh đạo công ty chính là người đi đầu trong phong trào luyện tập.

Ông Phó Đức Kiên, Phó Tổng Giám đốc – chủ tịch CFR là người đầu tiên luyện Ironman ở tập đoàn. Ông hoàn thành liên tiếp 5 mùa giải Ironman 70.3 tại Đà Nẵng, từ năm 2017 đến 2023. Năm 2022, ông Kiên công chinh phục thành công Full Ironman 140.6 tại Úc. Hiện tại chỉ có khoảng 60 người Việt Nam hoàn thành cuộc đua này ở các giải chính thức.

Ông Phó Đức Kiên - Ironman 140.6 năm 2022 và Ironman 70.3 5 năm liên tiếp của CMC Telecom.

Ông Phó Đức Kiên – Ironman 140.6 năm 2022 và Ironman 70.3 5 năm liên tiếp của CMC Telecom.

Với ông, không chỉ là thể thao, Ironman giúp rèn tư duy tích cực, khả năng phân tích, tính cam kết và sự kỷ luật với những mục tiêu mình theo đuổi. Đó cũng là những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong công việc. “Tôi muốn chinh phục cuộc đua khắc nghiệt này để làm gương cho nhân viên”, ông Kiên chia sẻ.

Sau thành tích của vị Phó Tổng Giám đốc, số lượng nhân viên tập đoàn tham gia Ironman ngày càng tăng qua mỗi mùa. “Chúng tôi muốn tạo ra môi trường làm việc khuyến khích sự phát triển bản thân toàn diện từ trí tuệ, sức khỏe đến tinh thần. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành công nghệ đòi hỏi sự chuyên nghiệp, tập trung cao độ và khả năng chịu được áp lực”, đại diện Tập đoàn nói.

Với bộ môn khốc liệt với tính thách thức cao về thể lực lẫn ý chí như Ironman thì tính kỷ luật, tuân thủ bền bỉ được đặt lên hàng đầu. VĐV phải rèn luyện nghiêm túc, phân bổ thời gian hợp lý và tập trung cao độ để có thể tập luyện đều cả ba môn. Người chơi sẽ phải thay đổi liên tục môi trường thi đấu: vùng vẫy trong nước biển, lên bờ đạp xe, chạy tiếp dưới cái nắng thiêu đốt. Các nhóm cơ toàn thân: vai, lưng, tay, đùi, bắp, bàn chân… phải hoạt động và xử lý tình huống liên tục

Ông Đặng Tùng Sơn Phó Tổng Giám đốc cho biết, ban đầu tham gia chỉ để rèn luyện sức khỏe. Nhưng sau 2 năm chơi môn này, ông nhận ra ý nghĩa nằm ở hành trình nhiều hơn là đích đến. “Ironman đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần, phong cách sống, làm việc của các VĐV. Những triết lý trong thể thao được chúng tôi triệt để áp dụng trong công việc như: tư duy tích cực, kỷ luật, kiên trì, tập trung cũng như khả năng cân bằng”, ông Sơn nói.

Ông Đặng Tùng Sơn Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom trong phần thi đạp xe tại Ironman 70.3.

Ông Đặng Tùng Sơn Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom trong phần thi đạp xe tại Ironman 70.3.

Từng tham gia ba mùa 2018, 2019 và 2022 ở cả nội dungsolo và relay, Phó Tổng Giám đốc Đinh Tuấn Trung nhận thấy, cuộc đua hợp với tính cách và văn hoá của tập đoàn. “Tôi thấy chơi môn này khá giống làm dự án, đều cần xác định được mục tiêu để lên kế hoạch, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên trì đến cùng. Điều này cũng tương tự với triết lý làm việc tại CMC Telecom, đặt khách hàng làm trung tâm, đem đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối và không ngừng nỗ lực để đáp ứng các nhu cầu của họ”, vị Phó Tổng chia sẻ.

Hoàn thành đường đua Ironman cũng là cách cán bộ, nhân viên CMC Telecom chứng minh tinh thần “cùng nhau vượt trội hơn mỗi ngày”. “Có lẽ đây chính là nguồn lực vô hình giúp một công ty có được bản sắc riêng, có chỗ đứng trên thương trường và những thành tích đáng tự hào sau 15 năm xây dựng phát triển”, đại diện Tập đoàn nói.

Phó Tổng Giám đốc Đinh Tuấn Trung về đích Ironman 70.3.

Phó Tổng Giám đốc Đinh Tuấn Trung về đích Ironman 70.3.

Ironman 70.3 là cuộc đua ba môn phối hợp bao gồm bơi 1,9km. đạp xe 90km và chạy 21,1km. Hoàn thành quãng đường đúng thời gian quy định người tham gia được phong danh hiệu Ironman.

Công ty Trung Quốc ra mắt sản phẩm cạnh tranh với ChatGPT

Công ty nhận diện giọng nói iFlytek của Trung Quốc vừa trình làng sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhằm cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI.

Sản phẩm của công ty tiên phong về AI tại Trung Quốc này mang tên SparkDesk, được ra mắt tại một sự kiện ở Hợp Phì, tỉnh An Huy – Trung Quốc.

Tại đây, ông Liu Qingfeng, Chủ tịch công ty Flytek tiết lộ SparkDesk chuyên dành cho giáo dục và doanh nghiệp. Khán giả có cơ hội để “tương tác” trực tiếp với SparkDesk trong khuôn khổ sự kiện.

Công ty Trung Quốc ra mắt sản phẩm cạnh tranh với ChatGPT - Ảnh 1.

Chủ tịch Liu Qingfeng giới thiệu mô hình AI của iFlytek tại Hợp Phì, tỉnh An Huy. Ảnh: China Daily.

Người dùng có thể sử dụng các câu lệnh tiếng Anh và tiếng Trung để yêu cầu chatbot đánh giá bài luận sinh viên, soạn câu chuyện giả định về việc Khổng Tử tham dự Thế vận hội 2008 tại Bắc Kinh.

“Mục tiêu của iFlytek là thắng OpenAI trong tiếng Trung và đạt được tiêu chuẩn của ChatGPT trong tiếng Anh. Được hỗ trợ bởi các công nghệ AI, lợi nhuận ròng của iFlytek sẽ tăng hơn 30% mỗi năm kể từ năm 2023” – tờ China Daily dẫn tham vọng của ông Liu Qingfeng.

Ngoài ra, ông Liu Qingfeng còn đánh giá tác động của công nghệ AI tạo sinh không kém phần quan trọng so với sự ra đời của PC hay Internet. “Chúng ta cần làm hết sức để học hỏi từ ChatGPT và thậm chí tìm cách vượt qua nó” – ông Liu Qingfeng nói.

ChatGPT được phát triển bởi Công ty OpenAI có trụ sở tại Mỹ, đã gây bão trên toàn thế giới bằng khả năng linh hoạt trong việc viết bài luận, kiểm tra lỗi chương trình và lập kế hoạch kinh doanh.

SparkDesk xuất hiện trong bối cảnh Bắc Kinh vừa công bố bản dự thảo yêu cầu đánh giá bảo mật các dịch vụ AI tạo sinh.

Trong cuộc họp tháng trước, các quan chức Trung Quốc cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải chú ý đến việc phát triển AI tạo sinh, đồng thời giảm nhẹ rủi ro mà nó có thể gây ra.

Chủ tịch Louis Holdings phủ nhận thao túng chứng khoán

Bị cáo Đỗ Thành Nhân khai không biết gì về chứng khoán và chỉ biết “nộp tiền”, còn đồng phạm lại phủ nhận lời khai của Nhân

Ngày 8-5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Louis Holdings) và 7 đồng phạm thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng thông qua hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Người thân đăng ký

Bảy đồng phạm của Nhân gồm Phạm Thanh Tùng, Đỗ Đức Nam, Lê Thị Thu Hương, Lê Thị Thùy Liên (lần lượt là cựu Chủ tịch HĐQT, cựu Tổng Giám đốc, cựu Phó Tổng Giám đốc, cựu nhân viên dịch vụ tài chính Công ty Chứng khoán Trí Việt), Vũ Ngọc Long (cựu Tổng Giám đốc Louis Holdings), Trịnh Thị Thúy Linh (cựu Giám đốc hành chính Louis Holdings), Ngô Ngọc Vũ (cựu Tổng Giám đốc Công ty CP Louis Capital).

Cáo trạng xác định giai đoạn 2020 – 2021, Đỗ Thành Nhân mua lại 2 công ty thua lỗ có nguy cơ bị hủy niêm yết mã chứng khoán rồi đổi tên thành Công ty Louis Land (mã cổ phiếu BII) và Louis Capital (mã cổ phiếu TGG).

Từ đây, Nhân tạo ra hệ sinh thái Louis Holdings, cùng Đỗ Đức Nam thao túng giá chứng khoán với cổ phiếu BII, TGG để thu lời bất chính.

Theo đó, Đỗ Thành Nhân câu kết với Đỗ Đức Nam sử dụng các tài khoản chứng khoán đăng ký đứng tên người thân, lãnh đạo, nhân viên thân tín trong các công ty của mình. Đồng thời, dùng nguồn tiền của Công ty CP Quản lý tài sản Trí Việt (cũng do Phạm Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT) cho vay dưới hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán để chỉ đạo lãnh đạo và nhân viên dưới quyền của mình thực hiện hành vi giao dịch mua bán thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu mã BII, TGG. Nam đã đề xuất để Công ty CP Quản lý tài sản Trí Việt cho nhóm Nhân vay hơn 748 tỉ đồng.

Từ nguồn tiền này, Đỗ Đức Nam, Đỗ Thành Nhân đã chỉ đạo Lê Thị Thu Hương, Lê Thị Thùy Liên sử dụng 17 tài khoản chứng khoán thực hiện các phương thức như liên tục thực hiện giao dịch đặt lệnh, khớp lệnh mua bán cổ phiếu mã BII, TGG tạo ra cung cầu giả tạo; liên tục đặt lệnh mua cổ phiếu mã BII, TGG vào thời điểm đóng cửa thị trường tạo ra mức giá đóng cửa mới cho cổ phiếu mã BII, TGG…

Điều này dẫn tới cổ phiếu BII khi nhóm Nhân mua vào tháng 1-2021 chỉ có giá 1.000 – 6.500 đồng/cổ phiếu, đến ngày 18-9-2021 lập đỉnh với giá 33.800 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu mã TGG khi mua vào tháng 2-2021 có giá 1.800 – 5.000 đồng/cổ phiếu, đến ngày 22-9-2021 lập đỉnh với giá 74.800 đồng/cổ phiếu.

Cơ quan tố tụng cáo buộc đến ngày 6-10-2021, nhóm Đỗ Thành Nhân bán cả 2 mã cổ phiếu, thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 154 tỉ đồng. Nhân đã dùng số tiền này trả hơn 14 tỉ đồng tiền lãi vay cho Công ty CP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt.

Chủ tịch Louis Holdings phủ nhận thao túng chứng khoán - Ảnh 2.

Hai bị cáo Đỗ Thành Nhân và Đỗ Đức Nam tại tòa

Không có kiến thức (!?)

Tại tòa, nói về hành vi thao túng chứng khoán, mở nhiều tài khoản chứng khoán rồi mua bán chéo, lập group Facebook để hô hào nhà đầu tư nhằm đẩy giá 2 mã cổ phiếu BII và TGG lên cao, Đỗ Thành Nhân lý giải do cần mua số lượng cổ phiếu lớn nên phải mở nhiều tài khoản để có thể vay nhiều tiền. Ban đầu, bị cáo nghĩ việc mua bán chéo là không vi phạm, đến khi bị cơ quan điều tra khởi tố mới nhận ra “sai lầm”.

Đáng chú ý, cựu Chủ tịch Công ty CP Louis Holdings khai số tiền hưởng lợi là giao dịch thỏa thuận chứ không phải là mua bán ra thị trường. Sau khi mở các tài khoản thì giao lại cho Công ty CP Chứng khoán Trí Việt quyết định mua bán.

Bị cáo chỉ chuẩn bị nguồn tiền nạp vào tài khoản để thực hiện các giao dịch. “Mong hội đồng xét xử xem xét lại vai trò của bị cáo, vì không phải là người chỉ đạo.

Bị cáo không có kiến thức về chứng khoán, không chủ mưu cầm đầu mà phụ thuộc hoàn toàn vào tài chính và hướng dẫn từ Công ty Chứng khoán Trí Việt” – bị cáo Đỗ Thành Nhân nói.

Trong khi đó, cựu Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Trí Việt Đỗ Đức Nam khẳng định sau khi nhóm Louis Holdings mở tài khoản thì hệ thống giao dịch của Trí Việt tự động cấp mật khẩu cho khách hàng.

“Bị cáo có gặp Nhân và trao đổi về nội dung muốn thâu tóm doanh nghiệp. Căn cứ trên đề nghị của Nhân thì bị cáo cho vay theo hợp đồng ủy thác đầu tư vì công ty chứng khoán không được cho vay, BII không nằm trong danh sách margin (giao dịch ký quỹ) nên muốn vay thì phải qua Công ty Quản lý tài sản Trí Việt” – Nam nói và cho biết việc mở 17 tài khoản là theo nhu cầu của nhóm Louis Holdings.

“Khi đó, bị cáo Nhân có hỏi hạn mức cho vay 1 tài khoản như thế nào rồi tự quyết định mở tài khoản. Chính bị cáo Nhân là người quyết định mua cổ phiếu bao nhiêu, mức giá nào” – bị cáo Nam phủ nhận lời khai của chủ tịch Louis Holdings.

Theo bị cáo Nam, tài khoản đã giao cho khách hàng thì khách hàng sử dụng. Bị cáo thấy có tác động đến giá cổ phiếu song chỉ nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tăng doanh số công ty mà trực tiếp là Công ty Quản lý tài sản Trí Việt thu được lãi cho vay.

Về số tiền Nhân chi hoa hồng ngoài hợp đồng là 500 triệu đồng, bị cáo Nam cho rằng đây là khoản tiền Nhân cảm ơn, bị cáo không thỏa thuận về lãi ngoài với Nhân. Trong khi đó, bị cáo Nhân khai đã trả cho Nam lãi ngoài 4%, tổng cộng hơn 3 tỉ đồng.

Hôm nay, 9-5, phiên tòa tiếp tục diễn ra.

Làm việc với công an mới biết

Tại tòa, bị cáo Phạm Thanh Tùng nói cơ bản đồng ý với cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Trí Việt nói mình không biết về nhóm khách hàng Đỗ Thành Nhân và 2 mã cổ phiếu BII và TGG cho đến khi làm việc với cơ quan điều tra thì mới biết.

Bị cáo trình bày rằng chỉ có vai trò là người giám sát chứ không phải phê duyệt cho vay. Ngoài ra, bị cáo cũng không chỉ đạo tiêu hủy các tin nhắn và cá nhân không hưởng lợi gì.

preloader